Luyện tập kĩ thuật cơ bản của thủ môn

Ngày nay, rất nhiều thủ môn quan niệm rằng chỉ cần đổ người hay bay người thật hay là đã đủ mà không quan tâm nhiều đến những kĩ thuật cơ bản của một thủ môn. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai vì tất cả mọi thứ trên thế giới chứ không riêng gì thủ môn, chúng ta đều cần đi từ những thứ cơ bản nhất làm nền tảng để thực hiện những thứ nâng cao hơn 

1. Kĩ thuật cơ bản của thủ môn là gì?

Kĩ thuật cơ bản được hiểu là hình thành các thói quen bắt bóng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

2. Tại sao chúng ta cần luyện tập kĩ thuật cơ bản trước?

Mọi thứ trong cuộc sống chúng ta đều cần phải có kiến thức cũng như nền tảng cơ bản thì sau đó mới thực được những điều lớn hơn.

 Thủ môn cũng vậy, chúng ta cũng cần phải hiểu cũng như luyện tập thật tốt kĩ thuật cơ bản rồi mới có thể thực hiện được những động tác khó.

3.Vậy kĩ thuật cơ bản của thủ môn bao gồm những kĩ thuật, động tác gì ?

Kĩ thuật cơ bản của một thủ môn bao gồm bắt bóng sệt, bóng nửa nảy, bóng bụng và cuối cùng là bắt bóng mặt.

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu động tác bắt bóng sệt cơ bản. Khi đối mặt với các cú sút sệt thì chúng ta nên giữ tư thế hai chân rộng bằng vai, hạ trọng tâm về phía trước tập trung quan sát trái bóng . Khi bắt bóng bạn có thể khuỵu gối hoặc trùng 2 đầu gối xuống tuỳ theo cách bắt bóng của mỗi người, đưa tay ra  để bắt bóng chính xác, sau đó hai tay co lại một cách linh hoạt. Đây là cách bắt bóng sệt thường được áp dụng trên sân nhất! Nghe qua thì đây là một động tác rất dễ  nhưng vẫn có nhiều thủ môn mắc lỗi trong kĩ thuật này ngay cả đến những thủ môn chuyên nghiệp.

Thủ thành Thibaut Courtois mắc lỗi lọt hàng dẫn đến bàn thua

Điểm tiếp xúc bóng trước khi cuộn lên bụng

Kết thúc động tác cuộn bóng vào bụng

Tiếp theo, chúng ta sẽ có động tác bắt bóng nửa nảy. Về cơ bản kĩ thuật bóng này không khác nhiều so với so với động tác bắt bóng sệt nhưng đường đi của bóng sẽ lập bập không cố định khác hơn so với bóng sệt do đó đòi hỏi thủ môn cần phải thật tập trung khi bắt bóng. 

Đường đi của trái bóng sẽ khó hơn so với bắt bóng sệt

Bắt bóng bụng cũng sẽ có chung động tác giống như bắt bóng sệt hay bóng nửa nảy nhưng bóng sẽ căng và chúng ta cũng sẽ cần có 1 phản xạ nhanh hơn để bắt bóng. Bóng tầm bụng sẽ rơi vào khoảng từ đầu gối lên đến gần ngực do đó đòi hỏi bạn phải đưa ra quyết định chóng để bắt bóng.

Động tác bắt bóng bụng

Cuối cùng, chúng ta sẽ có động tác bắt bóng mặt. Có rất nhiều nơi vẫn dạy chúng ta rằng khi bắt bóng mặt cần phải có form tay chữ W thì sẽ bắt được. Nhưng ngoài ra sẽ có rất nhiều những yếu tố khác mới có thể hoàn thiện được động tác này.

Động tác bắt bóng mặt và form tay đúng khi bắt bóng

Khi bắt bóng mặt, chúng ta sẽ bắt bóng cách khoảng 25-30cm với mặt của chúng ta, tránh bắt bóng quá sát hay quá xa với mặt.

Khoảng cách bắt bóng mặt

Lưu ý khi bắt bóng mặt đó chính là chúng ta sẽ bắt vào phần chính giữa quả bóng, tránh bắt vào đỉnh bóng, phần dưới hay bắt đằng sau trái bóng. Điểm tiếp xúc sẽ là lòng bàn tay của chúng ta nhằm hãm được lực của trái bóng.

Về trên đây là một số những lí do cũng như là những động tác cơ bản mà một thủ môn cần có;. Chúc mọi người có thể tập luyện thật tốt để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong lúc chúng ta thi đấu.

Người viết: Việt Phong

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

hotline
Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook